Erybact 365

Kháng sinh uống

Chỉ Định

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp: tai, mũi, họng, nhiễm khuẩn phế quản– phổi cấp.
– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, niệu – sinh dục, da và mô mềm.

Đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 viên nén

Công thức

–Erythromycin stearate tương đương Erythromycin............ 125 mg
–Sulfamethoxazole............................................................... 200 mg
–Trimethoprim........................................................................ 40 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên ...................................................................... 1 gói
(Aspartame, Acesulfame potassium, Ammonium glycyrrhizinate, Sodium citrate, Hydroxypropyl methylcellulose, Polyethylene glycol 6000, Bột hương dâu, Tinh dầu dâu, đường trắng).

Dược lực học

Erythromycin là một kháng sinh nhóm Macrolid có phổ tác dụng rộng, chủ yếu là kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương, Gram âm và các vi khuẩn khác bao gồm Mycoplasma, Spirochetes, Chlamydia Rickettsia.Các chủng vi khuẩn còn nhạy cảm với Erythromycin: vi khuẩn Gram dương: Bacillus anthracis,Corynebacterium diphteria, Erysipelothris rhusioparthiae, Listeria monocyogenes,..;vi khuẩn Gram âm:Neisseria meningitidis, N. gonorrheae, Moraxella catarrhalis, Bordetella spp., Pasteurella, Haemophilus ducreyi, Helicobacter pyloridis, Campylobacter jejuni;các vi khuẩn khác như:Actinomyces, Chlamydia, Rickettsia spp., Spirochetenhư Treponema pallidumBorrelia burgdorferi, Mycoplasma scrofulaceum, Mycoplasma kansasii.
Sulfamethoxazole là một sulfonamide, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn.
Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolate reductase của vi khuẩn.
Sự phối hợp của một kháng sinh kìm khuẩn và diệt khuẩn làm tăng khả năng diệt khuẩn của thuốc cũng như phổ kháng khuẩn.

Dược động học

– Sau khi uống, Erythromycin phân bố rộng khắp các dịch và mô trong cơ thể. Hơn 90% thuốc chuyển hóa ở gan, một phần dưới dạng bất hoạt. Erythromycin đào thải chủ yếu vào mật. Từ 2 đến 5% liều uống đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi.
– Trimethoprim và Sulfamethoxazole được hấp thu nhanh và có sinh khả dụng cao. Khoảng 45% Trimethoprim và 70% Sulfamethoxazole liên kết với protein huyết tương.Thời gian bán thải của Trimethoprim là 9– 10 giờ và Sulfamethoxazole là 11 giờ.Sulfamethoxazole và Trimethoprim thải trừ chủ yếu ở thận.

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
– Người bệnh trước đây đã dùng Erythromycin mà có rối loạn về gan, người bệnh có tiền sử bị điếc.
– Người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
– Chống chỉ định phối hợp với Terfenadin, đặc biệt trong trường hợp người bệnh có bệnh tim, loạn nhịp, nhịp tim chậm, khoảng Q– T kéo dài, tim thiếu máu cục bộ hoặc người bệnh có rối loạn điện giải.
– Suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương.
– Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
– Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.

Tác dụng phụ

– Thường gặp: sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm lưỡi, ngứa, ngoại ban.
– Ít gặp: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết, mày đay.
– Hiếm gặp:
+ Máu: phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu.
+ Thần kinh: viêm màng não vô khuẩn.
+ Da: hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens– Johnson, ban đỏ đa dạng, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng.
+ Gan: vàng da, ứ mật ở gan, transaminase tăng, bilirubin huyết thanh tăng, hoại tử gan.
+ Chuyển hóa: tăng kali huyết, giảm đường huyết.
+ Tâm thần: ảo giác.
+ Sinh dục – tiết niệu: suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận.
+ Tai: ù tai, điếc (có hồi phục).
+ Tuần hoàn: loạn nhịp tim.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

– Chức năng thận suy giảm.
– Dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi và khi dùng thuốc liều cao dài ngày.
– Mất nước, suy dinh dưỡng.
– Thuốc có thể gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu hụt G6PD.
– Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân loạn nhịp và có các bệnh khác về tim, người bệnh đang có bệnh gan hoặc suy gan.
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
– Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết vì thuốc có thể cản trở chuyển hóa acid folic. Nếu cần thiết phải dùng thuốc trong thời kỳ có thai, phải dùng thêm acid folic.
– Phụ nữ đang thời gian cho con bú không được dùng thuốc.

Tương tác

– Chống chỉ định dùng phối hợp Astemizole hoặc Terfenadine vì nguy cơ độc với tim như xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất và tử vong.
– Thuốc ức chế chuyển hóa của Carbamazepine và Acid valproic, làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương và làm tăng độc tính.
– Không nên phối hợp thuốc với Cloramphenicol, Lincomycin và Penicillin vì thuốc có thể làm ảnh hưởng tác dụng của các thuốc trên.
– Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu, đặc biệt thiazide, làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già.
– Thuốc làm giảm đào thải, tăng tác dụng của Methotrexate.
– Dùng đồng thời thuốc với Pyrimethamin 25 mg/tuần có thể gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
– Thuốc làm tăng quá mức tác dụng của Phenytoin khi dùng chung.
– Thuốc có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của Warfarin.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.

Hạn dùng

3 năm kể từ ngày sản xuất

Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.

Cách dùng

– Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Liều đề nghị:
– Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống mỗi lần 1– 2 gói, ngày 3 – 4 lần.
– Trẻ em:
Từ 5 – 12 tuổi: uống mỗi lần 1 gói, ngày 3 – 4 lần.
Dưới 5 tuổi: uống mỗi lần 1/3 – 1/2 gói, ngày 3 – 4 lần.

Tiêu chuẩn

TCCS