Ofloxacin 200mg

Kháng sinh uống

Chỉ định

Các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như:
– Viêm phế quản nặng, viêm phổi.
– Nhiễm khuẩn niệu– sinh dục, tuyến tiền liệt.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Viêm đại tràng.

Đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 Viên bao phim

Công thức

– Ofloxacin............................................................................ 200 mg
– Tá dược vừa đủ..................................................................... 1 viên
(Tinh bột ngô, Lactose, Povidone, Sodium starch glycolate, Colloidal silicon dioxide, Magnesium stearate, Hydroxypropyl methylcellulose, Titanium dioxide, Talc, Polyethylene glycol 6000, Polysorbate 80, Ethanol 96%)

Dược lực học

– Ofloxacin là thuốc kháng khuẩn nhóm Fluoroquinolon, có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa,Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae, Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma pneumoniae, Mycobacteriumleprae, Mycobacterium tuberculosisvài Mycobacterium spp. khác. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc Quinolone kháng khuẩn khác, Ofloxacin ức chế DNA– gyrase là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.

Dược động học

– Ofloxacin được hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa. Thuốc được phân bố rộng khắp vào các dịch cơ thể, kể cả dịch não tủy và xâm nhập tốt vào các mô. Thuốc qua nhau thai và tiết qua sữa. Có nồng độ tương đối cao trong mật.
– Khi dùng liều đơn, ít hơn 10% Ofloxacin được chuyển hóa thành Desmethyl– ofloxacin và Ofloxacin N– oxyd. Thuốc được lọc qua cầu thận và bài tiết qua ống thận. 75– 80% thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa trong 24 đến 48 giờ, làm nồng độ thuốc cao trong nước tiểu. Dưới 5% thuốc được bài tiết dưới dạng chuyển hóa trong nước tiểu; 4– 8% thuốc bài tiết qua phân. Chỉ một lượng nhỏ Ofloxacin được thải bằng thẩm phân máu.

Chống chỉ định

– Quá mẫn với Ofloxacin, các Quinolone khác.
– Trẻ em dưới 15 tuổi.

Tác dụng phụ

– Thường gặp:
+ Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mất ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác.
+ Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
+ Da: phát ban, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn.
– Hiếm gặp:
+ Thần kinh: ảo giác, phản ứng loạn thần, trầm cảm, co giật.
+ Da: viêm mạch, hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử nhiễm độc của da.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng

– Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với các người bệnh động kinh hoặc có tiền sử rối loạn thần kinh trung ương.
– Phải giảm liều đối với người bệnh bị suy thận.
– Lưu ý khi lái xe và vận hành máy vì thuốc có thể gây rối loạn thị giác và chóng mặt.
THỜI KỲ MANG THAI – CHO CON BÚ:
Không nên dùng Ofloxacin trong thời kỳ mang thai.
Không được dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc

Tương tác

– Uống đồng thời Ofloxacin với các thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac, Dipyron, Indomethacin, Paracetamol), tác dụng gây rối loạn tâm thần không tăng.
– Không cần có sự thận trọng đặc biệt khi dùng các kháng sinh Quinolone với các thuốc chống viêm không steroid.
– Sự hấp thu Ofloxacin không bị Amoxicillin làm thay đổi.
– Mức Ofloxacin trong huyết thanh có thể giảm xuống dưới nồng độ điều trị khi dùng đồng thời với các kháng acid nhôm và magnesi.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
– Phản ứng quá liều có thể là buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, nóng và lạnh, đỏ bừng, nói ngọng, sưng mặt và mất phương hướng từ nhẹ đến trung bình
– Xử trí: gây nôn, thụt rửa dạ dày, theo dõi lâm sàng và có biện pháp bù nước thích hợp.

Hạn dùng

3 năm kể từ ngày sản xuất

Bảo quản

Nơi khô,nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.

Cách dùng

– Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Liều đề nghị:
+ Viêm phế quản nặng, viêm phổi, nhiễm khuẩn da và mô mềm:
Người lớn và trẻ em ≥ 15 tuổi : uống mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần (cách nhau 12 giờ),
trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
Người lớn và trẻ em ≥ 15 tuổi : uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần (cách nhau 12 giờ),
trong 3 – 10 ngày.

Tiêu chuẩn

DĐVN IV